Mình trồng cây gia vị nhưng chỉ thích để ngắm và hít hà hương thơm mà ít khi cắt hái. Nhưng có lúc cây tốt, đẻ nhánh nhiều thì mình cũng phải tỉa thoáng gốc cây. Những lúc đó để bảo quản gia vị được lâu hay khi không dùng hết ngay mình sẽ làm những món sau: phơi hoặc sấy lạnh để dùng nấu ăn, ngâm dầu hoặc giấm, trưng nước cất. Ở trên mình có nhắc tới làm nước cất hương thảo khi không cứu được cây (nhìn chúng héo đi từng ngày mà mình không biết phải làm sao với cả một ôm hương thảo trên tay). Hôm nay mình sẽ chia sẻ thật nhanh cách mình làm nước cất này với những dụng cụ bếp nhà thôi nhé! Lúc làm mình cũng không kỳ vọng nhiều lắm nhưng thật sự qua hơn 2 năm bảo quản ngăn mát tủ lạnh, nước cất hương thảo vẫn thơm mát lắm. Thật kỳ diệu.
Hương thảo nguyên cành (hoặc thảo mộc nhiều tinh dầu khác tuỳ ý)
Nước lọc
Đá lạnh
Hướng dẫn
Xếp thảo mộc đã rửa sạch vào đáy nồi. Đặt bát to ở giữa nồi, thảo mộc xếp xung quanh.
Đổ nước lọc ngập mặt thảo mộc. Úp ngược vung nồi. Đun nồi thảo mộc ở mức nhiệt cao cho sôi. Giảm nhiệt ở mức trung bình.
Đổ đá lạnh lên trên mặt nắp nồi. Hơi nước chứa tinh dầu bay lên gặp đá lạnh sẽ ngưng tụ trên nắp và nhỏ giọt vào bát.
Trong khi đun, bạn có thể cần thay đá nếu đã tan hết. Bạn làm như vậy cho đến khi lấy đủ lượng nước cất mình muốn.
Phần lá sau khi trưng có thể thêm nước để đung làm nước tắm hay ngâm chân vẫn thơm lắm nhé!Để bảo quản lâu: Tiệt trùng kỹ chai lọ tiếp xúc với nước cất. Cần làm lạnh ngay sau khi thu được nước cất và bảo quản ngăn mát tủ lạnh tới khi dùng.
Trong hình trên mình lấy ảnh mình trưng nước cất lá trầu không và cây gia vị khác trong vườn để minh hoạ cách mình trưng cất hương thảo. Mình không tìm thấy ảnh trưng cất hương thảo năm xưa nữa. Mong bạn thông cảm nha!
Cách dùng nước cất: Mình trút nước cất vào chai xịt phun sương để dùng làm toner xịt ẩm da hàng ngày, dùng để trộn bột đánh răng hoặc pha vào nước súc miệng.