Cỏ lúa mì – Cách gieo & ép nước cỏ lúa mì tại nhà

201
ĐẶC BIỆT
Siêu dinh dưỡng mầu xanh từ mạ lúa mì không chỉ mát lành mà còn ngon tuyệt. Ai cũng có thể tự làm được theo cách này. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Cỏ lúa mì là mạ non của cây lúa mì (tên khoa học là Triticum aestivum), giàu các thành phần có lợi cho sức khoẻ như chất diệp lục, chất chống oxy hoá, axit amin, vitamin, enzyme và chất xơ. Cỏ lúa mì được cho là có khả năng giảm các gốc tự do gây bệnh, giảm cholesterol, chống ung thư, giảm cân… nên bạn dễ thấy nó xuất hiện như một “super food” từ khắp các cửa hàng nước ép tới thực phẩm bổ sung. Y học Ayurveda sử dụng cỏ lúa mì với tác dụng thanh lọc và trẻ hoá. Trong y học cổ truyền Trung Hoa, cỏ lúa mì được sử dụng để bổ tỳ, tăng cường tiêu hoá… 

Lịch sử nguồn gốc

Cỏ lúa mì theo truyền thống được sử dụng từ lâu trong các lễ hội và nghi lễ của người Ba Tư và Ấn Độ. Tuy nhiên vào những năm 1930 tại Mỹ, Charles Franklin Schnabel, một nhà hoá học nông nghiệp bắt đầu tiến hành các thí nghiệm sử dụng cỏ lúa mì cho gà ăn để phục hồi sức khoẻ. Kết quả cho thấy những con gà mái được cho ăn cỏ không chỉ khoẻ hơn mà còn tăng gấp đôi sản lượng trứng của chúng so với những con gà mái khoẻ không ăn cỏ. Từ những phát hiện này ông vui mừng bắt tay làm bột cỏ lúa mì khô cho bạn bè và gia đình. Vào những năm 1940, các hộp bột cỏ lúa mì của ông đã được bán trong các chuỗi cửa hàng thuốc lớn trên khắp Mỹ và Canada. 

Dưới đây mình tóm lược 7 lợi ích lớn nhất của cỏ lúa mì và công thức nước ép cỏ lúa mì tại nhà:

Giàu dinh dưỡng và chất chống lão hoá: trong cỏ lúa mì có tới 70% là diệp lục tố với các tác dụng thải độc, hỗ trợ miễn dịch, chống viêm. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E, sắt, magne, canxi và 17 loại axit amin (trong đó có 8 loại thiết yếu cơ thể con người không thể sản xuất mà phải lấy từ thực phẩm) 

Giảm cholesterol: Quá nhiều cholesterol trong máu có thể gây tắc mạch máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cỏ lúa mì giàu chất xơ hoà tan, giúp loại bỏ các chất béo và cholesterol thừa ra khỏi máu, làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và xơ cứng động mạch. 

Giúp tiêu diệt tế bào ung thư: nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy nó có thể tiêu diệt tế bào ung thư và giảm sự phát triển của ung thư hay giảm các biến chứng của hoá trị. 

Kiểm soát đường huyết: Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng cỏ lúa mì có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra cỏ lúa mì dồi dào mangan và magie, 2 khoáng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate, giúp ổn định đường huyết.  

– Giúp giảm viêm: Viêm là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các vết thương, nhiễm trùng. Chất diệp lục có trong cỏ lúa mì được cho là có khả năng ức chế hoạt động của protein gây ra viêm nhiễm, giúp kháng viêm mạnh mẽ. 

– Hỗ trợ giảm cân: cỏ lúa mì chứa thylakoids (lục lạp) – nơi chứa các diệp lục tố, thực hiện chức năng quang hợp của thực vật – có khả năng làm tăng cảm giác no và giảm lượng thức ăn nạp vào, giúp giảm trọng lượng cơ thể theo thời gian. 

– Dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn: Cỏ lúa mì đã được bán phổ biến ở dạng bột, nước ép và viên nang bổ sung. Bạn dễ dàng mua được ở các cửa hàng thuốc hay thực phẩm. Thậm chí, bạn cũng có thể tự gieo hạt và ép nước cỏ lúa mì tại nhà bất cứ lúc nào. Ngoài nước ép bạn cũng có thể thêm nước/bột cỏ lúa mì vào sinh tố, salad, trà hay các đồ uống khác. 

Mặc dù cỏ lúa mì không chứa gluten nhưng những ai bị bệnh celiac (không dung nạp gluten) hay nhạy cảm với gluten hoặc phụ nữ mang thai cần thận trọng và có tham vấn bác sĩ chuyên môn trước khi dùng. 

Tóm lại, cỏ lúa mì và các thành phần của nó mang nhiều lợi ích sức khoẻ. Tuy nhiên, trong khi cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về tác dụng của nó đối với con người, chúng ta chỉ nên sử dụng cỏ lúa mì như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều rau củ quả khác.  

Cách gieo cỏ lúa mì tại nhà

Mình đã thử gieo cỏ lúa mì đơn giản không cần đất tại nhà. Ngắm nhìn chúng lớn lên xanh tươi mỗi ngày cũng giúp mình thấy thư thái, nhẹ nhõm hơn. Nếu bạn đang có hạt lúa mì thì mình cùng gieo mạ nhé! 

Ngày 1: lúa mì nảy mầm sau khi ngâm ngập nước 10 tiếng. Bạn vớt để ráo và phủ khăn ẩm.

Ngày 2: bạn nhớ giữ ẩm cho mầm lúa mì!

Ngày 3: tiếp tục xịt nước giữ ẩm.

Ngày 4: nhìn chúng lớn nhanh thật kì diệu! 

Ngày 6: Tiếp tục giữ ẩm cho mầm nhé!

Ngày 8: Mầm đã cao và xanh hơn.

Ngày 12: chuẩn bị thu hoạch.

Ngày 13: cắt mạ.

Ép mạ và thưởng thức thành quả.

Jump to Recipe

CÔNG THỨC NƯỚC ÉP CỎ LÚA MÌ

Không chỉ giàu dưỡng chất, uống nước ép cỏ lúa mì theo cách này còn rất ngon, dễ uống. Đảm bảo bạn cũng sẽ thích!
Thời gian chuẩn bị 10 minutes
Thời gian nấu 5 minutes
Bài Drinks

Dụng cụ

  • 1 máy ép rau củ quả hoặc máy xay sinh tố
  • 1 Dao thái,

Nguyên liệu
  

  • 120 g cỏ lúa mì tươi
  • 1 qu dứa (gọt vỏ, bỏ mắt, cắt miếng)
  • 1 cam (bóc vỏ, bỏ hạt)

Hướng dẫn
 

  • Cho tất cả các nguyên liệu vào máy ép. Xen kẽ quả và lá cỏ để máy ép được kiệt hơn. 
  • Giữ lạnh nước ép khoảng 15- 20 phút trước khi uống. Mỗi lần nên uống từ 20 – 30 ml. 
  • Lưu ý: 
    Nếu không có máy ép, bạn cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố với khoảng 120 ml nước lọc. Xay nhuyễn khoảng 1 phút. Đổ hỗn hợp qua rây lọc lấy nước. Giữ lạnh trước khi uống sẽ ngon hơn. 
Từ khoá Bevarage, Quick & Easy, vegan, Vegetable

Các bạn có thể tham khảo tại NutritionData.com để tìm hiểu thêm về cỏ lúa mì.

Bài viết có tham khảo các nguồn draxe.com, healthline.com và NutritionData.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Close
Your custom text © Copyright 2020. All rights reserved.
Close